Tầm quan trọng của sự gắn kết nhân viên trong doanh nghiệp

Ho Chi Minh 4059
Document

- Gắn kết nhân viên là một trong những vấn đề liên quan đến công tác quản trị của doanh nghiệp có sức ảnh hưởng lớn đến sự thành công của một doanh nghiệp. Nếu không có sự gắn kết thì doanh nghiệp cũng chỉ là một chủ thể rời rạc, không vì mục đích chung của tập thể và họ chỉ tập trung với nhau vì lợi ích cá nhân hoặc lợi ích ngắn hạn để rồi đến một lúc nào đó họ sẽ sớm rời đi khi mà nhu cầu của họ không được đáp ứng.


- Do vậy sự gắn kết nhân viên là yếu tố sống còn của một tổ chức, vì vậy các nhà quản lý nhân sự ngày càng chú trọng vào việc cải thiện sự gắn kết của nhân viên. Một nhân viên gắn kết sẽ tận tâm và cố gắng nỗ lực hết mình cho công việc để góp phần vào thành công của doanh nghiệp. Những nhân viên gắn kết họ sẽ cảm thấy hài lòng và hứng thú với công việc, về cả mặt thể chất, tinh thần, cảm xúc và nhận thức.


- Lý do của sự gắn kết nhân viên góp phần vào tính hiệu quả trong việc quản lý của doanh nghiệp:

  • Giảm mật độ nghỉ việc.
  • Nâng cao năng suất.
  • Giảm thiểu rủi ro của doanh nghiệp.
  • Tăng lợi nhuận doanh nghiệp.

- Các yếu tố hình thành sự gắn kết: Sự gắn kết chính là những nhu cầu từ bên trong của mỗi người đó chính là giao tiếp; môi trường làm việc; chăm sóc sức khỏe; được tôn trọng; được công nhận; cơ hội thể hiện phát triển bản thân; mối quan hệ đồng nghiệp; mối quan hệ với cấp trên.


Sự tham gia của người lao động - Nguồn: Internet

Sự tham gia của người lao động - Nguồn: Internet

1) Giao tiếp:

  • Môi trường cởi mở cho phép sự giao tiếp thân thiện, tự do đóng góp, tự do ý kiến, tự do thể hiện bản thân sẽ giúp cho doanh nghiệp và người lao động sẽ hiểu nhau nhiều hơn, hiểu được hơn về quy trình, chính sách, văn hóa doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người lao động, những ưu khuyết điểm của họ để người quản lý có sự phân công hiệu quả và cụ thể hơn trong công việc
  • Điều quan trọng của doanh nghiệp chính là việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp và hiệu quả:
    • Môi trường làm việc thân thiện, cởi mở, tạo điều kiện cho các cấp quản lý và nhân viên cùng nhau thảo luận và giải quyết vấn đề.
    • Có sự quan tâm đến những sự kiện đặc biệt của nhân viên; Thường xuyên trao đổi trò chuyện cùng nhân viên để tìm hiểu, phát hiện cũng như sớm giải quyết ngăn chặn những vấn đề nảy sinh áp lực, tiêu cực từ phía nhân viên liên quan đến định hướng mục tiêu công việc.

Kỹ năng giao tiếp - Nguồn: Internet

Kỹ năng giao tiếp - Nguồn: Internet

2) Môi trường làm việc:

  • Không gian làm việc mở, tạo sự gần gũi, phá bỏ khoảng cách gò bó của phong cách truyền thống.
  • Không gian thân thiện, đầy đủ tiện nghi, đồ ăn thức uống để giúp nhân viên thoải mái, làm việc hiệu quả và dành nhiều thời gian hơn cho công việc.

Môi trường làm việc - Nguồn: Internet

Môi trường làm việc - Nguồn: Internet

3) Chăm sóc sức khỏe:

Được an toàn, được quan tâm là nhu cầu cần thiết của mỗi người, do vậy các doanh nghiệp tạo điều kiện cho nhân viên về phúc lợi bảo hiểm sức khỏe, nếu phúc lợi đủ tốt làm hài lòng nhân viên thì những doanh nghiệp này sẽ là sự lựa chọn cho xu hướng gắn bó lâu dài.


Các hình thức chăm sóc sức khỏe nhân viên:

  • Đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội cho nhân viên.
  • Khám sức khỏe miễn phí định kỳ.
  • Mua bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên và người thân.
  • Trả tiền lương ngoài giờ và hỗ trợ chi phí ăn uống đối với nhân viên tăng ca.
  • Chính sách giờ làm việc linh hoạt.
  • Tăng ngày phép cho nhân viên hơn quy định tối thiểu của BLLD.
  • Sắp xếp khu vực riêng cho nhân viên khi nghỉ giữa giờ (nếu có thể).

Chăm sóc sức khỏe - Nguồn: Internet

Chăm sóc sức khỏe - Nguồn: Internet

4) Sự tôn trọng:

Trong cuộc sống ai cũng muốn được tôn trọng và đặc biệt là sự tôn trọng của sếp.

  • Tôn trọng những ý tưởng, đóng góp của nhân viên.
  • Khuyến khích, lắng nghe nhân viên bày tỏ quan điểm, ý kiến của họ. Không chen ngang ngắt lời người khác.
  • Không chê bai, khinh rẻ, quát mắng, sỉ nhục khi nhân viên làm sai. Không soi mói, phán xét, chỉ trích hay dè bỉu những sai sót của nhân viên.
  • Đối xử công bằng dù có sự khác biệt về tôn giáo, sắc tộc, giới tính, ngoại hình, tuổi tác, vùng miền...
  • Bảo đảm các nhân viên đều tham gia sự kiện, đào tạo chung.
  • Trao đổi lấy ý kiến của bộ phận hoặc Trưởng bộ phận khi có kế hoạch tuyển dụng cho nhân viên bộ phận đó.

5) Sự công nhận:

Sự ghi nhận giúp nhân viên cảm thấy bản thân được trân trọng và có ích cho sự đóng góp chung của công ty. Sự gắn kết được hình thành khi công ty quan tâm, ghi nhận những đóng góp nỗ lực xứng đáng của nhân viên, tạo động lực để nhân viên cống hiến và gắn bó với công ty.


Để công nhận những đóng góp của nhân viên nên:

  • Thường xuyên đưa ra những lời nhận xét phản hồi tích cực, khích lệ khi nhân viên hoàn thành công việc hiệu quả.
  • Giao công việc và trách nhiệm để họ tự chủ xử lý theo phân công.
  • Vinh danh nhân viên trên các trang web nội bộ.
  • Trao quyền tự quyết và tự do thực hiện.
  • Sử dụng lời cảm ơn cho những đóng góp của nhân viên đối với công ty thông qua các hình thức bằng lời nói, hoặc đơn giản bằng những món quà nho nhỏ.

6) Sự phát triển bản thân:

Để tạo điều kiện cho nhân viên phát triển bản thân, doanh nghiệp có thể:

  • Tổ chức các khóa học nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm để phục vụ cho công việc.
  • Hỗ trợ chi phí cho nhân viên tham giá các khóa học được tổ chức ngoài doanh nghiệp.
  • Đánh giá định kỳ kết quả làm việc của nhân viên.

Sự phát triển bản thân - Nguồn: Internet

Sự phát triển bản thân - Nguồn: Internet

7) Quan hệ đồng nghiệp:

Mối quan hệ đồng nghiệp tốt giúp kết nối về mặt cảm xúc cũng như tăng tính hiệu quả cho công việc. Quan hệ giữa nhân viên là hình thành tùy thuộc vào tính cách, tiêu chuẩn tình bạn của mỗi người, do đó người quản lý không nên gượng ép các nhân viên phải xây dựng tình bạn với nhau. Doanh nghiệp cần nên:

  • Thường xuyên tổ chức những sự kiện gặp gỡ chung toàn công ty để giao lưu, kết nối mọi người với nhau.
  • Xây dựng mạng truyền thông nội bộ với những thông tin nho nhỏ như sự kiện sinh nhật, picnic, team building hay minigame nho nhỏ tổ chức định kỳ hàng tháng.

Quan hệ đồng nghiệp - Nguồn: Internet

Quan hệ đồng nghiệp - Nguồn: Internet

8) Quan hệ với lãnh đạo:

Theo khảo sát thì phần nhiều sự gắn kết của nhân viên liên quan đến người quản lý. Khi người quản lý tạo được cảm xúc tích cực, nâng đỡ tinh thần cho người nhân viên thì sẽ được sự ủng hộ cao từ phía nhân viên. Nhân viên thường có xu hướng đi theo người quản lý mà họ đã tin tưởng và sẵn sàng kề vai sát cánh phát triển cho công việc. Do đó người quản lý cần:

  • Nâng cao kỹ năng quản trị (nhân sự, công việc).
  • Thường xuyên trao đổi giao tiếp với nhân viên để tạo hiệu ứng tích cực, quan tâm nhân viên.
  • Tin tưởng và giao việc cho nhân viên và chỉ quản lý kết quả, hiệu suất từ báo cáo của nhân viên, không can thiệp quá trình xử lý công việc của nhân viên.
  • Luôn có sự đánh giá và nhận định khách quan vấn đề, không nên đánh giá một chiều cho sự vụ phát sinh.
  • Giữ vững tinh thần lạc quan, tích cực

Quan hệ với lãnh đạo - Nguồn: Internet

Quan hệ với lãnh đạo - Nguồn: Internet


Sự gắn kết có vai trò ổn định nhân sự, phát triển văn hóa doanh nghiệp và điều này sẽ cần phải có một quá trình để xây dựng và nỗ lực rất nhiều từ BGD và nhân viên để việc gắn kết thật sự phát sinh từ sự tự nguyện và dài lâu. Nếu thành công thì doanh nghiệp sẽ có một đội ngũ nhân viên trung thành, sẵn sàng cống hiến, hướng đến mục tiêu chung để cùng phát triển doanh nghiệp. Đồng thời người nhân viên cũng cảm thấy tự hào, có giá trị và niềm tin vào bản thân, vào công việc và tổ chức nơi mình đang gắn bó và nỗ lực cho công việc.


Hữu ích?
0 0 NAN 5 0



Liên hệ tư vấn


Quý công ty quan tâm đến dịch vụ tuyển dụng nhân sự, dịch vụ tính lương, thuê ngoài nhân sự của HR2B. Vui lòng gửi thông tin đến email contact@hr2b.com.

Liên hệ nhanh


Share on network
Top page