Những điều doanh nghiệp cần biết khi tiêm vắc xin Covid cho nhân viên

Ho Chi Minh 1945
Document

Tình hình dịch Covid ngày càng diễn biến phức tạp, gây nhiều khó khăn cho công tác phòng chống cũng như tìm ra giải pháp khống chế dịch. Để đạt miễn dịch cộng đồng thì cần phải tiêm vắc xin Covid-19 cho 70% dân số. Và việc cho các phép doanh nghiệp chủ động mua vắc xin để tiêm cho nhân viên sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến lược này. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề cấp bách và còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Do đó, các doanh nghiệp cần nắm rõ các thông tin cần thiết để có thể chủ động nhập khẩu vắc xin phòng Covid-19 về Việt Nam.


Nhóm đối tượng ưu tiên tiêm và miễn phí vắc xin theo Nghị quyết số 21


Đối tượng ưu tiên tiêm và miễn phí vắc xin theo Nghị quyết số 21 - Ảnh minh họa: Internet

Đối tượng ưu tiên tiêm và miễn phí vắc xin theo Nghị quyết số 21 - Ảnh minh họa: Internet


  1. Lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch
  2. Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam được cử đi nước ngoài
  3. Người cung cấp dịch vụ thiết yếu
  4. Người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính
  5. Người mắc các bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi
  6. Người sinh sống tại các vùng có dịch
  7. Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội
  8. Người được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.
  9. Công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất

Ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có dịch.


Doanh nghiệp có thể chủ động mua vắc xin phòng Covid-19 cho cán bộ, nhân viên


Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, cả nước đã cùng nhau chung tay ủng hộ Quỹ vắc xin phòng COVID-19. Đồng thời, Bộ Y tế đang khuyến khích các doanh nghiệp, đơn vị tham gia tìm kiếm vắc xin ngừa COVID-19, tạo điều kiện tối đa để các doanh nghiệp nhập khẩu, cấp phép, kiểm định và tiêm chủng vắc xin phòng bệnh cho nhân viên. Doanh nghiệp có thể chủ động mua vắc xin tiêm phòng Covid-19 cho công nhân viên thông qua các đơn vị được cấp phép nhập khẩu vắc xin phòng dịch. (Nguồn: https://ncov.moh.gov.vn/en/-/6847912-215


Doanh nghiệp được phép ký hợp đồng thuê các đơn vị có chức năng tiêm chủng để triển khai quá trình tiêm vắc xin cho nhân viên - Ảnh minh họa: Internet

Doanh nghiệp được phép ký hợp đồng thuê các đơn vị có chức năng tiêm chủng để triển khai quá trình tiêm vắc xin cho nhân viên - Ảnh minh họa: Internet


Các doanh nghiệp được phép ký hợp đồng thuê các đơn vị có chức năng tiêm chủng để triển khai quá trình tiêm vắc xin cho toàn thể cán bộ, nhân viên trong công ty. Ngoài ra, việc tổ chức tiêm chủng phải đảm bảo nguyên tắc an toàn, chất lượng, giá dịch vụ tiêm chủng theo đúng hợp đồng đã thỏa thuận giữa đơn vị tiêm chủng và doanh nghiệp.

Về nguồn kinh phí thực hiện, các doanh nghiệp được phép sử dụng kinh phí trong dự toán chi thường xuyên được đưa ra theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Hoặc nguồn kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật hay hạch toán vào chi phí khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo pháp luật, thuế thu nhập doanh nghiệp để tiêm chủng cho toàn công nhân viên nội bộ.


Những điều cần biết khi tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 theo quy định Bộ Y tế


Theo Bộ Y tế, các điểm tiêm chủng phòng Covid-19 cần đảm bảo nghiêm ngặt các điều kiện an toàn tiêm chủng, bao gồm thực hành tiêm và theo dõi, xử trí kịp thời các phản ứng không mong muốn sau khi tiêm.

Dưới đây là khuyến cáo một số điều cần biết khi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 do Bộ Y tế và UNICEF đưa ra.


Trước khi tiêm chủng

  • Người đi tiêm chủng cần mang theo chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế, sổ khám bệnh, giấy ra viện, đơn thuốc, phiếu tiêm các vắc xin khác… sử dụng trong thời gian gần nhất.
  • Tải ứng dụng sổ ứng dụng điện tử trên điện thoại để khai báo thông tin cần thiết.
  • Đeo khẩu trang, thực hiện thông điệp 5K khi đi tiêm chủng. Ăn uống đầy đủ trước khi đi tiêm.
  • Chủ động thông báo cho cán bộ y tế các thông tin sức khỏe cá nhân.
  • Chủ động tìm hiểu và hỏi cán bộ y tế về loại vắc xin phòng Covid-19 được tiêm và lịch tiêm tiếp theo, các dấu hiệu sau khi tiêm và cách xử lý, số điện thoại cơ sở y tế liên hệ trong trường hợp cần thiết.

Một số điều cần biết khi tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 theo quy định Bộ Y tế - Ảnh minh họa: Internet

Một số điều cần biết khi tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 theo quy định Bộ Y tế - Ảnh minh họa: Internet


Sau khi tiêm chủng vắc xin

  • Ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau khi tiêm để được theo dõi các phản ứng sau khi tiêm.
  • Chủ động theo dõi sức khỏe bản thân tại nhà, nơi làm việc trong vòng 3 tuần sau tiêm.
  • Các dấu hiệu thông thường sau khi tiêm chủng bạn có thể gặp phải như: Sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau khớp, đau cơ, bồn chồn,...
  • Các phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin hiếm gặp như: Ở miệng sẽ bị tê quanh môi hoặc lưỡi, da nổi mẩn đỏ hoặc tím tái, cổ họng ngứa hoặc căng cứng, nôn, tiêu chảy, cảm giác nghẹt thở, khó thở, chóng mặt, chân tay co quắp…
  • Dấu hiệu thông thường diễn biến nặng lên: Sốt cao >39 độ C, đau cơ dữ dội, tụt huyết áp, tăng huyết áp…

Một số điều cần lưu ý khi tiêm phòng vắc xin Covid-19


Những điều cần lưu ý khi tiêm phòng vắc xin Covid-19 - Ảnh minh họa: Internet

Những điều cần lưu ý khi tiêm phòng vắc xin Covid-19 - Ảnh minh họa: Internet


  • Khi đi tiêm và sau khi tiêm chủng cần thực hiện thông điệp 5K phòng chống dịch Covid-19.
  • Không tự ý bỏ về khi chưa kết thúc theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng.
  • Kiểm tra và lưu giữ lại phiếu xác nhận tiêm chủng khi được trao lại.
  • Cập nhật trên sổ sức khỏe điện tử các phản ứng sau khi tiêm mà bạn gặp phải.
  • Không bôi, đắp thuốc hoặc bất cứ thứ gì lên vết tiêm.
  • Không tự điều khiển phương tiện cá nhân khi thấy không khỏe sau khi tiêm.
  • Cần đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu nghiêm trọng bất thường.

Với tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp cần tích cực hơn nữa trong việc tham gia phòng chống dịch để bảo vệ sức khoẻ nhân viên cũng như đảm bảo cho hoạt kinh doanh diễn ra ổn định. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên chủ động phối hợp với địa phương, đẩy mạnh tuyên truyền tới công nhân viên nhằm thực hiện việc phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả hơn.


Hữu ích?
0 0 NAN 5 0



Liên hệ tư vấn


Quý công ty quan tâm đến dịch vụ tuyển dụng nhân sự, dịch vụ tính lương, thuê ngoài nhân sự của HR2B. Vui lòng gửi thông tin đến email contact@hr2b.com.

Liên hệ nhanh


Share on network
Top page