Các bước xây dựng lại chiến lược tuyển dụng cho doanh nghiệp sau COVID 19

Ho Chi Minh 2639
Document

Sự tác động của COVID 19 đã khiến cho các doanh nghiệp nhận thấy việc phản ứng nhanh trong mọi tình huống phát sinh là yếu tố quan trọng để tồn tại trong giai đoạn này. Các nhà tuyển dụng đã thực hiện nhiều phương pháp tiếp cận linh hoạt để xây dựng lại chiến lược tuyển dụng của họ. Đại dịch toàn cầu đã thay đổi đáng kể đến môi trường làm việc của các doanh nghiệp. Các tổ chức bị ảnh hưởng có thể sẽ tiếp tục sa thải nhân viên và tạo cơ hội cho những đối thủ mở rộng quy mô. Chính vì vậy, để có thể tồn tại và phát triển sau ảnh hưởng COVID 19, các tổ chức cần phải phục hồi nhanh chóng cũng như xây dựng lại chiến lược tuyển dụng của mình.

1. Xem xét và đánh giá lại chiến lược tuyển dụng

Các doanh nghiệp cần phải đánh giá lại chiến lược tuyển dụng của mình và định vị vị trí cạnh tranh trong thị trường việc làm đang phục hồi sau COVID 19. Sử dụng thời gian này để đánh giá lại các mục tiêu tuyển dụng của tổ chức và tiến hành thực hiện các điều chỉnh cần thiết dựa trên những thay đổi gần đây trên thị trường.


Xem xét và đánh giá lại chiến lược tuyển dụng - Ảnh minh họa: Internet

Xem xét và đánh giá lại chiến lược tuyển dụng - Ảnh minh họa: Internet


Trước tiên, doanh nghiệp cần xem xét lại các tài năng hiện có để điều chỉnh phù hợp. Các nhà tuyển dụng cần bắt đầu suy nghĩ về cách làm thế nào để nắm từng phân khúc tài năng khác nhau để phù hợp với chiến lược tuyển dụng mới.


2. Nhận ra những lỗ hổng trong chiến lược tuyển dụng

Cuộc khủng hoảng hiện tại đã cho thấy một sự thật rằng con người là tài sản lớn nhất của tổ chức. Các doanh nghiệp đều biết rằng thành công có thể được đo lường bằng kỹ năng, kiến ​​thức, kinh nghiệm và hiệu quả của nhân viên. Theo nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, chỉ có 37% tổ chức hiểu được lỗ hổng về kỹ năng mà nhân viên của họ còn thiếu. COVID 19 đã gây ra thêm nhiều vấn đề khó khăn khác trong quá trình tuyển dụng. Vì vậy, điều quan trọng lúc này là doanh nghiệp bạn cần nắm rõ và bổ sung các kỹ năng quan trọng đã bị mất.


Doanh nghiệp cần nắm rõ và bổ sung các kỹ năng quan trọng đã bị mất - Ảnh minh họa: Internet

Doanh nghiệp cần nắm rõ và bổ sung các kỹ năng quan trọng đã bị mất - Ảnh minh họa: Internet


3. Xác định các yếu tố tuyển dụng còn thiếu

Doanh nghiệp cần xác định được những yếu tố tuyển dụng còn thiếu. Điều quan trọng là cần phải có một cái nhìn rõ ràng về các kỹ năng mà doanh nghiệp đang có và những kỹ năng sẽ cần đến khi nền kinh tế bắt đầu mở cửa trở lại. Đầu tư vào tài năng cũng giống như đầu tư vào các chiến lược khác. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần có được cái nhìn hoàn chỉnh trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào. Để có hiểu biết đầy đủ về lực lượng lao động nội bộ hiện tại, các doanh nghiệp cần xem xét lại nguồn nhân lực và tài năng hiện có. Điều này sẽ giúp mở ra các bước tiếp theo để xây dựng chiến lược tuyển dụng trong tương lai.


Các doanh nghiệp cần xem xét lại nguồn nhân lực và tài năng hiện có để bổ sung - Ảnh minh họa: Internet

Các doanh nghiệp cần xem xét lại nguồn nhân lực và tài năng hiện có để bổ sung - Ảnh minh họa: Internet


4. Nắm được những thiếu sót về kỹ năng

Nếu doanh nghiệp của bạn chuyển từ dịch vụ nhà hàng sang giao đồ ăn thì có thể sẽ cần bổ sung thêm các kỹ năng khác so với trước đây. Thay vì sàng lọc những kỹ năng cứng và kinh nghiệm trong quá khứ, bạn có thể cân nhắc tuyển dụng các ứng viên có kỹ năng mềm như khả năng nhanh nhẹn.


Cân nhắc tuyển dụng các ứng viên có kỹ năng cần thiết cho sự phục hồi của doanh nghiệp - Ảnh minh họa: Internet

Cân nhắc tuyển dụng các ứng viên có kỹ năng cần thiết cho sự phục hồi của doanh nghiệp - Ảnh minh họa: Internet


Thay đổi cách làm việc sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến lỗ hổng kỹ năng của các tổ chức. Có rất nhiều nhân viên hiện nay cân nhắc xem liệu họ có muốn làm việc tại nhà trong tương lai hay không. Do đó, có thể bạn cần phải xem xét các kỹ năng làm việc từ xa như khả năng tự tạo động lực hoặc quản lý thời gian.


5. Sử dụng hiệu quả tài năng nhân viên nội bộ

Một số tổ chức đã triển khai một chương trình thay đổi vị trí các tài năng nội bộ để lấp đầy những khoảng trống kỹ năng xuất hiện kể từ khi cuộc khủng hoảng xảy ra. Điều này cho phép các tổ chức đánh giá năng lực nhân viên hiện tại của họ. Từ đó có thể thúc đẩy sự thăng tiến trong sự nghiệp sau này hoặc thay đổi vị trí của nhân viên. Ví dụ, nếu một nhân viên có các kỹ năng hoặc đặc điểm có thể chuyển giao thì nhân viên này sẽ được bố trí tại một vị trí mới ở bộ phận khác. Nhân viên nội bộ sẽ dễ dàng bắt kịp tốc độ nhanh hơn ở một vị trí mới, bởi vị họ đã quen với văn hóa làm việc của tổ chức.

Sử dụng hiệu quả tài năng nhân viên nội bộ - Ảnh minh họa: Internet

Sử dụng hiệu quả tài năng nhân viên nội bộ - Ảnh minh họa: Internet


Để vươn lên mạnh mẽ hơn sau sự tác động của dịch COVID 19, các công ty cần phải có chiến lược hiệu quả hơn về cách xây dựng lại lực lượng lao động. Sàng lọc những kỹ năng có giá trị và cần thiết nhất cho sự phục hồi của doanh nghiệp.

Chiến lược tuyển dụng là một phần cần thiết để xây dựng lại lực lượng lao động của bạn, đặc biệt là sau ảnh hưởng của đại dịch COVID 19. Khi các doanh nghiệp phục hồi lại chiến lược tuyển dụng thì sẽ có một cuộc chạy đua tìm kiếm nhân tài. Nhưng để có thể tiếp tục tồn tại trong làn sóng thách thức kinh tế tiếp theo và phát triển mạnh mẽ trong tương lai, thì các doanh nghiệp cần phải đặt con người làm trọng tâm trong chiến lược tuyển dụng của mình.


Hữu ích?
0 0 NAN 5 0



Liên hệ tư vấn


Quý công ty quan tâm đến dịch vụ tuyển dụng nhân sự, dịch vụ tính lương, thuê ngoài nhân sự của HR2B. Vui lòng gửi thông tin đến email contact@hr2b.com.

Liên hệ nhanh


Share on network
Top page