1. Cơ sở pháp lý:
- Luật mẫu về thương mại điện tử UNCITRAL năm 1996.
- Luật Giao dịch điện tử 2005.
- Nghị định 130/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021.
2. Yêu cầu Hợp đồng lao động điện tử:
Phải có đầy đủ nội dung như một hợp đồng lao động thông thường và được giao kết bằng phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định pháp luật về giao dịch điện tử.
Hợp đồng điện tử - Nguồn: Internet
3. Lợi ích của hợp đồng lao động điện tử:
- Ký hợp đồng trực tuyến, mọi lúc, mọi nơi.
- Tiết kiệm chi phí, thời gian, nguồn lực.
- Dễ dàng lưu trữ.
- Tiện lợi trong việc quản lý, tìm kiếm, tổng hợp.
- Đảm bảo tính toàn vẹn nội dung trên văn bản không được chỉnh sửa.
Lợi ích của hợp đồng lao động điện tử - Nguồn: Internet
4. Giá trị pháp lý của hợp đồng lao động điện tử:
- Hợp đồng lao động điện tử có giá trị như bản gốc khi đáp ứng các điều kiện được quy định tại Luật Giao dịch điện tử 2005.
- Hợp đồng lao động điện tử chỉ vô hiệu khi nó thuộc các trường hợp HĐLĐ vô hiệu theo quy định của Bộ luật lao động.
- Hợp đồng lao động điện tử có giá trị dùng làm chứng cứ khi có sự tranh chấp.
5. Tuân thủ nguyên tắc khi giao kết hợp đồng lao động điện tử:
- Tuân thủ nguyên tắc giao kết HĐLĐ:
- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
- Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội
- Lựa chọn phương tiện điện tử đáp ứng các quy định pháp luật về giao dịch điện tử để giao kết HĐLĐ điện tử:
- HĐLĐ điện tử không có rủi ro pháp lý.
- Thay đổi cách tiếp cận về việc tra cứu, kiểm tra tính hợp lệ theo phương thức điện tử.
- Nếu có sự khác nhau giữa quy định của Luật Giao dịch điện tử với quy định của luật khác về cùng một vấn đề liên quan đến giao dịch điện tử thì áp dụng quy định của Luật Giao dịch điện tử
Các quy định pháp luật về giao dịch điện tử - Nguồn: Internet
6. Các vấn đề cần lưu ý trong quá trình ký kết, thực hiện HĐLĐ điện tử:
6.1 Chủ thể giao kết HĐLĐ điện tử:
Đối với NSDLĐ:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật; Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
Đối với NLĐ:
- NLD từ đủ 18 tuổi trở lên; NLĐ từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó; Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó; NLĐ được những NLĐ trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết HĐLĐ.
6.2 Nội dung HĐLĐ điện tử phải có đầy đủ những nội dung như một HĐLĐ thông thường theo quy định của pháp luật về lao động (Điều 21-BLLĐ 2019)
6.3 Sửa đổi HĐLĐ điện tử: NSDLĐ và NLĐ thực hiện việc sửa đổi HĐLĐ bằng Phụ lục Hợp đồng và hình thức của Phụ lục phải phù hợp với hình thức của HĐLĐ. Phụ lục HĐLĐ điện tử cũng được thực hiện bằng phương tiện điện tử.
6.4 Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn khi được chứng thực bởi một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử
6.5 Lưu trữ HĐLĐ điện tử:
Việc lưu trữ HĐLĐ điện tử được xem là đáp ứng quy định pháp luật khi đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Nội dung HĐLĐ điện tử có thể tham chiếu khi cần thiết
- HĐLĐ điện tử được lưu trữ theo cách thức nhất định cho phép xác định nguồn gốc khởi tạo, nơi đến, ngày giờ gửi hoặc nhận thông điệp dữ liệu
Các vấn đề cần lưu ý trong quá trình ký kết, thực hiện HĐLĐ điện tử - Nguồn: Internet
7. Điều kiện triển khai HĐLĐ điện tử:
- NLĐ sử dụng email hoặc điện thoại thông minh để ký hợp đồng điện tử
- Hệ thống hạ tầng: Doanh nghiệp triển khai hệ thống phần mềm quản trị nhân sự để có thể tích hợp hệ thống hợp đồng điện tử vào phần mềm
- Chuẩn hóa lại hồ sơ nhân sự
- An toàn, bảo mật thông tin dữ liệu của hợp đồng điện tử